Tên gọi của thiết bị này có nguồn gốc là một danh từ tiếng Pháp- Courroie, có nghĩa là dây đai truyền. Đây là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp với khả năng kết nối và truyền năng lượng cho bánh răng cũng như hệ thống máy móc thiết bị. Các dây curoa được mắc vòng quay puly (ròng rọc), có thể song song hoặc nối xoắn giữa các puly đó, đồng thời thông qua việc tăng giảm kích cỡ của puly để điều chỉnh tốc độ vòng quay.
Hai thành phần chính của dây curoa là:
- Phần bố dây: Là phần dây đai được cấu tạo từ sợi tổng hợp, chức năng chính của bố dây là chống kéo dãn và sinh nhiệt, chịu lực kéo. Đây là bộ phận quyết định phần lớn độ bền cũng như tuổi thọ của dây curoa.
- Phần cao su: Chất liệu cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ là thành phần cấu tạo chính của dây curoa. Bên cạnh chất cao su gốc thì độ bền của cao su phụ thuộc vào quá trình xử lý, lưu hóa, phụ gia của nhà sản xuất. Dây có chất lượng cao su tốt sẽ vẫn duy trì trạng thái hoạt động ổn định dưới những chuyển động tốc độ cao hoặc có tải trọng lớn.
Dây curoa thường được ứng dụng ở các thiết bị động cơ máy móc gia đình như máy giặt, máy xay hay ở các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy. Ưu điểm nổi bật của dây này là khiến cho việc truyền lực vào động cơ có tính đàn hồi, giúp động cơ chạy êm và ít xóc hơn. Tuy nhiên, việc truyền động dây curoa có thể bị trượt qua sự giãn nở của dây đai, dẫn đến giảm độ chính xác.
Do được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực mà thị trường sản xuất thiết bị này khá sôi động và có tính cạnh tranh cao. Những thương hiệu lớn ở Việt Nam hiện nay là Bando, Gates, Osina, Masuka,…
Sau khi đã nắm được cơ bản dây curoa là gì, hãy cùng tìm hiểu 3 loại dây chính và những thông số kèm theo.
Dây curoa thang còn được gọi là dây đai hình chữ V, với 3 loại cơ bản gồm:
- Multiple V-belt: là loại dây cổ điển có các bản A-B-C-D-E với đa dạng kích thước tiết diện.
- Narrow V-belt: Dây curoa thang hẹp dày hơn và có tiết diện hẹp hơn dây đai cổ điển. Gồm các loại như SPZ, SPA, SPB hay SPC.
- Siêu dây curoa thang: những loại này với cấu tạo khác biệt so với 2 loại dây đai trên nhằm tối ưu hóa mức độ chịu tải của dây. Ba loại cơ bản của siêu dây thang này là 3V, 5V và 8V.
Dây curoa răng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào hình dạng, kích thước răng cũng như mục đích sử dụng, cụ thể là:
- Dây curoa răng vuông 1 mặt với nhiều loại như MXL, XL, L, H, XH, XXH, mỗi loại khác nhau về bước răng cũng như kích thước răng.
- Dây curoa răng tròn 1 mặt: Loại dây này có chuyển động êm ái hơn dây răng vuông và gồm các loại: S2M, S5M, S8M, S14M, S20M.
- Dây curoa 2 mặt răng: Gồm dây răng vuông và dây răng tròn 2 mặt răng, được sử dụng cho những chuyển động đặc biệt hơn.
Dây curoa dẹt còn được gọi là dây curoa rãnh dọc với 3 loại chính là PJ, PK và PL, phù hợp với máy móc có yêu cầu công suất truyền động lớn, vận hành liên tục hoặc có độ biến thiên cao về công suất, tốc độ.
Việc tính toán chính xác chu vi nhằm giúp những người làm kỹ thuật cơ khí có thể lựa chọn được loại dây đai phù hợp với máy móc. Tuy nhiên khi động cơ đang vận hành thì việc dừng lại để nhìn các thông số và đo chu vi là không khả thi. Đồng thời sau thời gian sử dụng thì mã ghi trên dây curoa cũng đã bị mờ đi và không thể thấy rõ được. Vì vậy, hãy áp dụng công thức tính chu vi chuẩn như sau:
Trong đó:
- L là chiều dài( chu vi).
- a là khoảng cách từ tâm puly 1 đến tâm puly 2
- d1 là đường kính của puly 1.
- d2 là đường kính của puly 2.
- Kích thước dây đai tính được ở đơn vị mm và chu vi dây ở hệ inch=L(mm)/25.4
Nếu dây đai cam bị hỏng hoặc đứt, động cơ sẽ không hoạt động được. Vì vậy người dùng cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết dây curoa cam bị hỏng cần phải thay thế dưới đây:
- Dầu động cơ bị rò rỉ: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do nắp bảo vệ của dây đai cam không được lắp đặt đúng cách, nắp bị mòn hoặc nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Việc dây đai cam bị mài mòn sẽ dễ dẫn đến hiện tượng đứt dây và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Động cơ xuất hiện tiếng ồn lớn: Khi dây bị mòn ảnh hưởng đến hoạt động của trục cam và trục khuỷu, gây nên tiếng ồn lạ phát ra từ động cơ.
- Động cơ bị mất lửa: Đây là hiện tượng gây ra bởi dây curoa bị mòn và trượt lên trục cam khiến một xi lanh mở hoặc đóng sai thời điểm. Từ đó dẫn đến quá trình đánh lửa của động cơ không hoạt động chính xác và gây nổ hoặc sụt giảm công suất.